Bộ đỉnh hạc trên ban thờ có ý nghĩa gì ?

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt từ xưa đến nay thì mỗi vật phẩm thờ cúng không chỉ làm tăng sự linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ cúng mà còn mang ý nghĩa tâm linh phong thủy vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, trong bất kỳ không gian thờ cúng nào thì đôi hạc thờ đều có ý nghĩa quan trọng và được bài trí trang trọng trên bàn thờ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết đôi hạc thờ có ý nghĩa gì?

* Ý nghĩa của Đỉnh hạc ( Lư Hương )

     Bàn thờ gia tiên là không gian tâm linh của mỗi gia đình, là cầu nối giữa con cháu và thế hệ đi trước. Vì vậy, trên bàn thờ gia tiên cần phải có đầy đủ các vật dụng thờ cúng cần thiết để phục vụ cho mục đích thắp nhang, cúng lễ, để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu đối với thế hệ đi trước.

     Lư hương thường đi chung với bộ đôi hạc thờ và rất ít khi đi một mình, người ta dùng lư hương để đốt hương trầm, tạo cho không gian thờ cúng thêm linh thiêng, bởi mùi hương chính là sự thanh khiết cao quý, thể hiện tấm lòng thành của người cúng thờ. Tác dụng của mùi hương trầm còn mang lại sự minh mẫn, thanh lọc được không khí , trừ hung khí và lam tỏa cát khí, thúc đầy sự hòa thuận, tinh thần đoàn kết.. Chính vì vậy lư hương được xem là cụ khí cát trong thờ cúng.

     Bộ đỉnh sứ thường bao gồm: đỉnh sứ, đôi chân nến hoặc đôi hạc đứng trên lưng rùa. Tuy nhiên, các gia đình thường chọn đôi hạc thờ để sử dụng cho không gian thờ cúng bởi chúng sở hữu giá trị tâm linh, phong thủy sâu sắc. Theo phong thủy, hình tượng hạc cưỡi lưng rùa tượng trưng cho những điều tốt đẹp, cho mong ước truyền lại cho người đời sau.

* Ý nghĩa của đôi hạc thờ 

- Chim Hạc là biểu trưng cho sự thần khiết, khí phách trong sáng, thanh liên, không sân si. Là đại diện cho sự hiên ngang của bậc quân tử. Vì vậy, Hạc được hiện thân trên nhiều món đồ vật khác nhau để cung tiến cho vua chúa. Không những thế, Hạc còn là loài sống thọ. Sử dụng hình tượng Hạc trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa cho sự trường tồn, vĩnh cửu như tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các thế hệ đi trước.

- Rùa là linh vật của trời đất, sống ở dưới nước, tượng trưng cho khí chất cao quý của người Việt như kiên trì, chịu thương chịu khó, cố gắng đạt được mục đích. Hơn nữa, Rùa còn là loài vật có tuổi thọ rất lâu, biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.

     Trong văn hóa người Việt luôn coi trọng đạo Phật. Do đó, loài chim Hạc được xem là biểu tượng cho sự thanh cao, tinh túy và cả những ước mong tốt đẹp. Nên đôi hạc cưỡi lưng rùa thường được trưng bày ở những nơi trang nghiêm, các vị trí quan trọng chính của ngôi nhà, ngôi chùa, đình, đền, miếu.

      Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng hình tượng hạc ngậm ngọc, hạc ngậm sen trong đôi hạc thờ có ý nghĩa gì? Theo đó, hình tượng này được xem là biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng, thức tỉnh những điều xấu để vươn lên trong cuộc sống.

     Còn có nhiều ý kiến cho rằng hình tượng Hạc – Rùa là sự kết hợp hài hòa giữa Âm – Dương, Trời – Đất. Điều này là rất cần quan trọng trong sự hòa hợp, cân xứng để giữ cho cuộc sống được yên bình.

* Cách sắp xếp Bộ đỉnh hạc trên ban thờ đúng phong thủy

Bài trí bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài trí làm sao vừa thể hiện được sự trang nghiêm mà vẫn đảm bảo đúng phong thủy, tránh xung khắc về mặt tâm linh.

Thông thường, các đôi hạc nhỏ thường được sử dụng cùng với bộ tam sự, ngũ sự thì đôi hạc thường được đặt theo thứ tự:

– Đỉnh sứ đặt ở chính giữa

– Đôi hạc được đặt song song ở 2 bên biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn tụ.

Với các đôi hạc có kích thước lớn, gia chủ nên cân nhắc đặt theo hướng trầu vào bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Thần Phật. Để tốt nhất thì gia chủ nên đặt theo hướng Nam để thu hút vượng khí, may mắn cho gia chủ và các thành viên khác trong nhà.

Viết bình luận